THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG SANG NIGIERIA
Thời buổi kinh tế hội nhập, mở ra nhiều thị trường xuất khẩu tiềm năng cho Việt Nam trong đó có thị trường Châu Phi. Ở thị trường này thì các Doanh nghiệp nước ta tập trung vào 2 nước tiềm năng nhất là Nigeria và Ghana. Tuy là những thị trường tiềm năng, nhưng việc xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường này rất khó khăn – đặt biệt là thị trường Nigeria. Nay mình viết bài này nhằm chia sẽ với các bạn về thủ tục xuất khẩu hàng sang Nigeria giúp mọi người hiểu và hạn chế khó khăn khi thâm nhập thị trường đầy tiềm năng này.
Thôi không dài dòng nữa ta đi thẳng vào vấn đề. Những khó khăn gặp phải khi bạn muốn xuất khẩu hàng hóa vào Nigeria, đặc biệt khi bạn muốn xuất khẩu hàng theo loại hình Door to Door, đó là bạn cần cung cấp thêm giấy tờ gì cho nhà nhập khẩu ở Nigeria? Thuế nhập khẩu của họ như thế nào?
Theo Bộ Công Thương Việt Nam (01/01/2015) Nigeria sẽ áp dụng 5 dòng thuế từ 0-35% bao gồm:
– Thuế nhập khẩu 0% đối với tư liệu sản xuất, máy móc và các dược phẩm thiết yếu không được sản xuất nội địa.
– Thuế nhập khẩu 5% đối với nguyên liệu thô
– Thuế nhập khẩu 10% đối với hàng hóa trung gian
– Thuế nhập khẩu 20% đối với hàng hóa thành phẩm
– Thuế nhập khẩu 35% đối với những hàng hóa được Chính phủ Nigeria bảo hộ
Ngoài ra, một số hàng hóa sẽ được miễn thuế như nguyên liệu sản xuất thức ăn gia cầm, nếu đạt đủ tiêu chuẩn chứng nhận của Bộ Nông nghiệp.
Nigeria vẫn tiếp tục các chính sách hạn chế nhập khẩu đối với thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp, đồng thời cấm nhập khẩu sản phẩm gia cầm, thịt lợn, thịt bò và một vài sản phẩm tiêu dùng quan trọng khác. Đến 2018, Nigeria sẽ cấm nhập khẩu hoàn toàn đối với cá da trơn và cá rô phi.
Danh mục hàng hóa Cấm nhập khẩu vào Ni-giê-ri-a (link)
Ngoài lưu ý về thuế, muốn xuất khẩu hàng vào nước này cần lưu ý thêm một số loại giấy tờ sau:
1/ Giấy chứng nhận SONCAP của Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria (SON):
Nhằm bảo hộ người tiêu dùng Nigeria và đảm bảo các sản phẩm không đạt chuẩn về chất lượng và không an toàn không được phép nhập khẩu vào Nigeria. Giấy chứng nhận SONCAP là một chứng từ bắt buộc để hàng nhập khẩu được thông quan tại các cảng của Nigeria. Khi làm thủ tục thông quan, người nhập khẩu phải xuất trình giấy chứng nhận SONCAP cho Hải quan và Văn phòng của SON. Hàng hóa khi làm thủ tục thông quan mà không có chứng từ này có thể bị từ chối, người nhập khẩu /xuất khẩu có thể phải tái xuất hàng hoá và chịu mọi chi phí, hoặc hàng hoá phải được gửi đi kiểm tra tại các cơ quan giám định ở trong nước hoặc ở nước ngoài và người nhập khẩu / xuất khẩu phải chịu mọi phí tổn do việc chậm xuất trình hoặc không có giấy chứng nhận SONCAP gây nên.
Ngoài văn phòng của SON tại Abuja, Lagos, Nigeria và một số cảng khẩu khác của Nigeria, để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, xuất khẩu nhanh chóng xin được giấy chứng nhận
SONCAP cho các sản phẩm dự định xuất khẩu sang Nigeria, SON đã mở văn phòng đại diện tại một sô khu vực trọng điểm trên thế giới. Tại châu Á, SON có văn phòng tại Trung Quốc, Hàn quốc và Singapore.
Danh mục các sản phẩm phải có giấy chứng nhận SONCAP trước khi được nhập khẩu vào Nigeria (link)
2/ Giấy chứng nhận NAFDAC:
Tất cả hàng hoá là lương thực thực phẩm, dược phẩm và đồ uống được sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, quảng cáo và được bán hoặc phân phối tại Nigeria, phải được đăng ký tại Cục Kiểm tra và Quản lý Thực phẩm và Dựợc phẩm Quốc gia (NAFDAC), Chính phủ Liên bang Nigeria. (giấy này có hiệu lực trong vòng 5 năm)
Nhập khẩu vào Nigeria những hàng hoá trên, nếu không qua đăng ký tại NAFDAC là bất hợp pháp. Các nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài phải thực hiện các thủ tục cần thiết, để xin giấy chứng nhận NAFDAC trước khi lô hàng được nhập khẩu vào Nigeria. Trong truờng hợp nhà nhập khẩu vi phạm qui định này, thì hàng hoá bị đưa vào kho ngoại quan, nhà nhập khẩu phải trả chi phí, bị khởi tố và bị phạt tiền.
3/ Mẫu M:
Đây mới là phần quan trọng nè!!!
Hàng hoá nhập khẩu vào Nigeria phải có đầy đủ bộ chứng từ sau đây:
- a) Giấy chứng nhận kết hợp trị giá và xuất sứ (CCVO), và phải có những thông tin bổ sung cho những thông tin của hoá đơn chiếu lệ. (xin tại Tổ cấp C/O của VCCI)
- Số Mẫu M
- Mô tả đúng hàng hoá
iii. Cảng đến (Cảng thực tế phải ghi rõ ví dụ: Tin-can, Apapa, Kano, Onne…)
- Các dấu hiệu vận chuyển, ngày xếp hàng lên tàu, nước xuất sứ, nước cung cấp.
- b) Phiếu đóng gói
- c) Vận đơn đường biển sạch hàng đã xếp/ Vận đơn hàng không/Vận đơn đường bộ
- d) Giấy chứng nhận sản xuất của nhà sản xuất có ghi tiêu chuẩn sản xuất và trong trường hợp không thể ghi rõ, thì phải có thêm Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc báo cáo phân tích thành tố hoá học.
- e) Giấy chứng nhận kiểm tra trong phòng thí nghiệm đối với hoá chất, thực phẩm, đồ uống, thuốc tân dược, thiết bị sử dụng điện và các sản phẩm khác nếu có yêu cầu.
Phần quan trong ở đây là mẫu “M”, Tổ chức, cá nhân muốn nhập khẩu hàng hoá vào Nigeria trước tiên phải hoàn thành Mẫu ‘M’ thông qua bất kỳ một ngân hàng thương mại được uỷ quyền nào đó mà chưa cần đề cập đến giá trị hoặc việc thanh toán như thế nào. Form M sẽ có giá trị trong vòng 6 tháng đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu, trừ Thực vật, Máy móc sẽ có giá trị trong vòng 1 năm. Yêu cầu gia hạn Mẫu M phải được gửi tới Vụ trưởng, Vụ Thương mại và Giao dịch, Ngân hàng trung ương Nigeria, Abuja. (nói chung nếu không có mẫu “M” thì chứng từ nhập khẩu sẽ bị từ tối – không thông quan được)
Ngoài ra lưu ý thêm Đối với các giao dịch có phí, sau khi cập cảng, mức phí tạm trữ từ 5 – 15% của toàn bộ chi phí tạm trữ đã thoả thuận giữa người nhập khẩu và người cung cấp ở nước ngoài phải được ghi rõ trong Hợp đồng Thương mại và hoá đơn chiếu lệ, là một phần của bộ chứng từ bổ sung cho việc đăng ký Mẫu M có liên quan.
Đây là những thông tin và kinh nghiệm mà mình tổng hợp được, nếu có thắc mắt gì cần giả đáp thì các bạn liên hệ trực tiếp với mình để được tư vấn thêm nhé!!!
Nguồn Mr. Khắc A.N.T Shipping
Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89
Email: sales4@antshipping.com.vn
Where there is a will, there is a way.!!!
Liên quan:
THỦ TỤC NHẬP KHẨU CẨU THÁP, VẬN THĂNG LỒNG