THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM VÀ VẬT DỤNG CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM

 

Thực phẩm một nhu cầu không thể thiếu của con người, đặc biệt trong thời buổi hiện nay đời sống của con người ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng thực phẩm cũng tăng theo. Nhưng phát sinh theo đó là việc phải phân biệt giữa thưc phẩm sạch với thưc phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc gây khó khăn và làm đau đầu cho người tiêu dùng. Do đó, họ quyết định sử dụng thực phẩm nhập khẩu nhiều hơn nhằm đảm bảo 1 phần nào đó về nguồn gốc cũng như chất lượng của thực phẩm. Vậy việc nhập khẩu thực phẩm từ thị trường nước ngoài về Việt Nam có khó khăn gì không? Thủ tục nhập khẩu thực phẩm như thế nào? Việc kiểm tra ra sao, có nghiêm ngặt không? thì hôm nay, mình sẽ chia sẽ cho các bạn về cách thức nhập khẩu thực phẩm để các bạn rõ hơn nhé hihi…

Thực phẩm đóng gói nhập khẩu

Nhà Nước ta rất quan tâm đến sức khỏe của người dân nên bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy, khi nhập khẩu về Việt Nam điều đầu tiên bạn phải công bố chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường – việc công bố này sẽ do cơ quan Cục An Toàn Thực Phẩm được Bộ Y Tế quản lý.

Tức là bạn muốn nhập khẩu thực phẩm thì bạn phải có mẫu kiểm tra (túm lại là test các chỉ tiêu) do Bộ Y Tế quản lý. Vậy các chỉ tiêu đó là gì? có bao nhiêu chất cần kiểm? tiêu chuẩn các chất đó như thế nào? tỷ lệ % bao nhiêu? ở mức nào thì được phép nhập khẩu – tất cả đều được quy định trong TCVN. Hiện tại, Bộ Y Tế cũng cấp phép cho một số công ty tư nhân có đủ điều kiện để test mẫu và chịu trách nhiệm về mẫu test đó nếu có vấn đề về sau, thì công ty test mẫu và doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiêm trước pháp luật và người tiêu dùng.

Về vấn đề kiểm duyệt mẫu thì mỗi loại thực phẩm nhập khẩu sẽ có các chỉ tiêu riêng và thời gian test mẫu sẽ phụ thuộc vào các chỉ tiêu đó ( thường sẽ mất từ 7 đến 10 cho quy trình test mẫu).

Khi có kế quả test mẫu phù hợp với TCVN thì bạn sẽ tiến hành Công Bố Hợp Quy cho sản phẩm để có thể bán ra thị trường. → Làm Công Bố Hợp Quy.

 

Việc Đăng ký Công Bố sẽ được thực hiện theo 2 cách:

  1. a) Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ gồm:

– Bản công bố hợp quy;

– Bản thông tin chi tiết sản phẩm: nhãn phụ, thành phần, nơi sản xuất, công ty sản xuất (tất cả các thông tin đó phải được in trên bao bì của sản phẩm).

– Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba;

– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương .

  1. b) Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bên thứ nhất), hồ sơ gồm:

– Bản công bố hợp quy;

– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm: nhãn phụ, thành phần, nơi sản xuất, công ty sản xuất (tất cả các thông tin đó phải được in trên bao bì của sản phẩm).

– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);

– Kế hoạch kiểm soát chất lượng;

– Kế hoạch giám sát định kỳ;

– Báo cáo đánh giá hợp quy;

– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương.

→ Nếu hồ sơ đầy đủ và chính xác thì trong vòng 7 ngày làm việc và có kết quả sau 15 ngày (Như vậy, từ lúc test mẫu đến khi có kết quả Công bố hợp quy sẽ mất khoảng 30 ngày).

→ Giấy chứng nhận Hợp quy sẽ có giá trị trong vòng 03 năm.

 

Thủ tục hải quan và hồ sơ:

Sau khi có Giấy chứng nhận Hợp Quy thì bạn có thể vui vẽ cho hàng về rồi nhé hehe…khi hàng về đến cảng thì cơ quan Hải Quan sẽ tiến hành lấy mẫu và cho đi test thêm 1 lần nữa xem kết quả có đúng như thực phẩm mà bạn đã làm Công bố hợp quy hay không? Nếu đúng thì cho thông quan lô hàng, không đúng thì bạn làm công bố lại 1 lần nữa hoặc cho tái xuất lô hàng.về nơi sản xuất. Hồ sơ thì như hồ sơ nhập khẩu hàng thông thường – không có gì khác biệt cả.

 

P/s**** Tóm lại, thủ tục nhập khẩu thực phẩm và vật dụng chứa đựng thực phẩm gồm: Lấy mẫu về → đi test → làm Công bố hợp quy cho sản phẩm → Cho hàng về VN → làm thủ tục hải quan (Cơ quan hải Quan sẽ cho người lấy mẫu đi test) → Đạt (giống kết quả DN Công bố) → Thông quan. (Không đạt, thì các bạn biết rồi đấy – làm Công bố lại hoặc tái xuất hàng).

 

Việc làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm, vật dụng chứa đựng thực phẩm chỉ có vậy. nếu các bạn có gì không hiểu hảy alo cho mình để được tư vấn trực tiếp nhé. Nhưng để tiết kiệm chi phí và thông quan lô hàng nhanh chóng thì các bạn hảy đưa cho mình làm vì bên mình đã làm nhiều rồi nên làm thủ tục rất nhanh chóng.

 

Nguồn Mr. Khắc A.N.T Shipping

 

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89

Email: sales4@antshipping.com.vn

Where there is a will, there is a way.!!!

 

Liên quan:

THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI

THỦ TỤC NHẬP KHẨU CẨU THÁP, VẬN THĂNG LỒNG

THỦ TỤC NHẬP KHẨU GẠCH MEN, GẠCH ỐP LÁT, CERAMIC TILE

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THÉP

HỖ TRỢ THỦ TỤC HẢI VÀ VẬN CHUYỂN QUAN XUẤT NHẬP KHẨU - Design by thủ tục xuất nhập khẩu