THỦ TỤC NHẬP KHẨU THÉP 2018

Hiện nay, mặt hàng thép được nhập khẩu về VN rất nhiều, đa dạng về chủng loại (thép hình, thép ống, thép không gỉ, inox 201, inox 304, dây thép, vân vân mây mây….hihi). Vì thép là một mặt hàng “nóng” đực quản lý bởi 2 bộ: Bộ Công Thương và Bộ Khoa Học Công Nghệ, nên khi nhập khẩu về VN các doanh nghiệp thường gặp phải những vướng mắc sau đây khi làm thủ tục nhập khẩu thép.

Mình đã làm qua nhiều mặt hàng này rồi, nên mình sẽ chia sẽ với các bạn kinh nghiệm của mình để trả lời các vấn đề trên. hehe!!

1/ Vấn đề thứ nhất: Theo Thông tư 14/2017/TT-BCT ban hành ngày 28/08/2017 đã bãi bỏ Thông tư số 12/2015/ TT-BCT ngày 12/06/2015 quy định về việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép.

⇒ Như vậy, mặt hàng thép nhập khẩu hiện nay không cần phải xin giấy phép nhập khẩu tự động của Bộ Công Thương. Quá khỏe rồi pải không nào!!

2/ Mặt hàng thép nào sẽ phải kiểm tra chất lượng Nhà Nước? Quy trình sẽ như thế nào?

Trước hết bạn phải có mã HS code chính xác mặt hàng thép mình muốn nhập, cũng như độ dày và chiều rộng của thép tấm. (Nếu không rõ thì bạn gọi mình để được tư vấn nhé)

Từ đó, các bạn tham khảo Thông tư liên tịch Số: 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa Học Công Nghệ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THÉP SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ THÉP NHẬP KHẨU để biết được mặt hàng thép của mình có phải kiểm tra chất lượng nhà nước không nhé. Còn nếu đọc trong Thông tư liên tịch Số: 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN thấy dài qua thì bạn có thể tham khảo bảng tóm tắt của mình về “mã HS code của mặt hàng thép Nhập khẩu”.

Khi có mã HS rồi bạn check xem thuộc phụ lục nào của Thông tư liên tịch Số: 58/2015:

⇒ Nếu thuộc Phụ lục I thì vui rồi, mặt hàng sắt, thép của bạn không phải kiểm tra chất lượng Nhà Nước, tiến hành nhập về bình thường. Còn thuộc 2 Phụ lục II và III thì cần phải kiểm tra chất lượng.

Về trình tự và hồ sơ kiểm tra chât lượng Nhà Nước đối với mặt hàng sắt, thép gồm: Giấy đăng ký kiểm tra Nhà Nước về chất lượng thép nhập khẩu, Hợp Đồng, Hóa Đơn, Vận đơn, Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Về thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng thép cũng khá phức tạp nên tốt nhất bạn nên để bên mình làm, vì mình đã làm qua rồi nên biết cách hạn chế phát sinh phí lưu cont, lưu bãi trong khi chờ kết qua kiểm tra chất lượng để thông quan.

3/ Còn một vấn đề rất quan trọng mà các Doanh nghiệp nhập khẩu thép hiện nay đặt biệt quan tâm là việc áp Thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ và mặt hàng thép hình chữ H.

 

Những chia sẽ trên đây nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn phần nào về thủ tục nhập khẩu mặt hàng thép, tránh những sai phạm không đáng có. Nếu có khó khăn hay cần năm rõ hơn các vấn đề trên các bạn có thể gọi cho chúng tôi để được tư vấn đầy đủ.

 

Nguồn Mr. Khắc A.N.T Shipping

 

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89

Email: sales4@antshipping.com.vn

Where there is a will, there is a way.!!!

HỖ TRỢ THỦ TỤC HẢI VÀ VẬN CHUYỂN QUAN XUẤT NHẬP KHẨU - Design by thủ tục xuất nhập khẩu