THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI DỪA KHÔ TỪ INDONESIA.
-
Tổng quan về nhập khẩu dừa khô
Bắt đầu từ năm 2017 thì sản lượng dừa khô phục vụ cho công nghiệp chế biến các sản phẩm từ dừa đã không còn đáp ứng đủ- Thủ Tục Nhập Khẩu Dừa Khô.
Vì vậy các doanh nghiệp đang tìm nguồn cung từ nước ngoài để duy trì hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, mặt hàng trái dừa khô này thuộc sản phẩm quản lý của Cục bảo vệ thực vật, việc nhập khẩu phải theo quy trình và đáp ứng yêu cầu cụ thể của Cục Bảo vệ thực vật.
Như vậy, cụ thể doanh nghiệp và sản phẩm phải đáp ứng những yêu cầu gì thì hãy cùng đọc bài viết của mình nhé !!
-
Xin giấy phép kiểm dịch thực vật tại Cục bảo vệ thực vật.
Trước khi NHẬP KHẨU TRÁI DỪA KHÔ TỪ INDONESIA, doanh nghiệp cần phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật tại Cục bảo vệ thực vật tại Hà Nội.
Hồ sơ gồm có :
- Hợp đông mua bán.
- Đơn xin phép kiểm dịch.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ gửi về địa chỉ :
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT – BNN & PTNT.
Địa chỉ: 149 Hồ Đắt Di, Quận Đống Đa , TP. Hà Nội.
Thời gian làm giấy phép trong vòng 15 ngày.
-
Đăng ký kiểm dịch thực vật.
Sau khi có giấy phép kiểm dịch thực vật thì tiến hành cho hàng về , khi hàng gần cập cảng thì tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật.
Đăng ký kiểm dịch thực vật bắt buộc phải cung cấp Phytosanitary Certificate.
Nên khi ký hợp đồng bạn phải yêu cầu người xuất khẩu cung cấp chứng từ này đi kèm với bộ chứng từ gồm: Bill of Lading, Commercail Invoice, Packing List, CO ( nếu có).
Đăng ký trên cỗng thông tin một cửa quốc gia, hải quan sẽ tiến hành lấy mẫu trực tiếp tại Cảng để giám định và sẽ công bố kết quả trong ngày.
-
Lưu ý.
Một lưu ý đặc biệt nữa là về nội d ung của Phytosanitary Certificate.
Đối với mặt hàng dừa khô nguyên trái ( NHẬP KHẨU TRÁI DỪA KHÔ TỪ INDONESIA).
Nhập về nhằm mục đích làm nguyên liệu sản xuất thì Cục bảo vệ thục vật có yêu cầu đặc biệt là trên Phytosanitary Certificate phải thể hiện là hàng hóa đã được xử lý mầm ( tiệt mầm).
Đã có nhiều doanh nghiệp không thể nhập khẩu được vì Cục bảo vệ thực vật không cho phép khi Phytosanitary Certificate không thể hiện điều này. !!
Vì vậy trước khi thực hiện nhập khẩu Doanh nghiệp cần phải kiểm tra kỹ với Shipper của mình là họ phải cung cấp được Phytosanitary Certificate hợp lệ với những lưu ý trên !!
Nếu bạn đọc còn điều gì chưa hiểu hay còn điều gì thắc mắc, có thể liên hệ mình để được hỗ trợ tư vấn nhé .!!
Ms. Thảo. 0358976655 ( Zalo).
Email: aymithao@gmail.com or sales06@antshipping.com.vn
Facebook cá nhân: Aymi Nguyễn
Fanpage: Thủ tục hải quan.online
Group: Kiến Thức Thủ Tục Xuất Nhập Khẩu
Bài viết liên quan
Quy tình nhập khẩu trái cây tươi
danh sách trái cây tươi được phép nhập khẩu vào Việt Nam
Các loại trái cây có nguồn gốc Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc
Thủ tục nhập khẩu thịt đông lạnh
Comments (No Responses )
No comments yet.