QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG HÓA
1.Tổng quan về quy trình làm thủ tục hải quan.
Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa
Bước 2: Chuẩn bị chữ ký số, đăng ký với Tổng cục hải quan
Bước 3: Cài đặt Phần mềm khai báo hải quan VNACCS
Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
Bước 5: Khai và truyền tờ khai hai quan
Bước 6: Lấy lệnh giao hàng
Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Bước 8: Làm thủ tục tại chi cục hải quan
Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa
Bắt đầu từ Hợp đồng ngoại thương, trong đó quy định những chứng từ liên quan như:
– Hóa đơn thương mại
– Chi tiết đóng gói
– Vận đơn đường biển
– Chứng nhận xuất xứ
– Chứng nhận chất lượng…
Khi có file mềm là lúc bạn có thể kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của chứng từ.
Nếu thấy chỗ nào chưa hợp lý thì cần làm việc với người bán nước ngoài để giải thích rõ, hoặc nếu cần, thì bổ sung chỉnh sửa ngay.
Bước 2: Chuẩn bị chữ ký số, đăng ký với Tổng cục hải quan
kiểm tra chữ ký số của doanh nghiệp đăng ký truyền tờ khai hay chưa nếu chưa thì phải đang truyền tờ khai sớm vì việc đăng ký này cần thời gian 24 tiếng mới truyền được tợ khai nhé.
Bước 3: Cài đặt Phần mềm khai báo hải quan VNACCS
Nếu doanh nghiệp cài phần mền truyền tờ khai hải quan thì có thể kham khảo các phần mền của các bên như:
Công ty TNHH hệ thống thông tin FPS FPT;
Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn;
Công ty TNHH thương mại dịch vụ CNTT G.O.L;
Công ty cổ phần Softech;
Công ty cổ phần TS24
Nếu công ty sử dụng dịch vụ khai hải quan hay các dịch vụ logistic, FWD thì cung cấp cho họ 4 thông số vinacss để truyền tờ khai.
Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành lấy mẫu kiểm tra để đảm bảo hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất, hoặc nhập khẩu.
Một số loại kiểm tra chuyên ngành thường gặp với hàng nhập khẩu: kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm…
Với hàng xuất khẩu, cần căn cứ vào nội dung hợp đồng ngoại thương để làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành cho phù hợp.
Chẳng hạn: kiểm dịch thực vật, hun trùng… Thường thì đó là tùy chọn theo thỏa thuận giữa người mua và người bán, chứ không phải là điều kiện bắt buộc khi làm thủ tục hải quan.
Với hàng nhập khẩu thì có khác. Với mỗi mặt hàng cụ thể, chủ hàng căn cứ vào quy định hiện hành để biết có phải kiểm tra chuyên ngành hay không.
Bạn nên tìm hiểu trước vấn đề này, để tránh rủi ro phát sinh thời gian, chi phí.
Nếu hàng của bạn không cần kiểm tra chuyên ngành bỏ qua bước này
Bước 5: Khai và truyền tờ khai hai quan
Sau khi nhận được Giấy báo hàng đến của hãng vận chuyển, bạn có thể lên tờ khai.
Sử dụng phần mềm khai hải quan mà bạn đã cài đặt, nhập các thông tin và số liệu của lô hàng vào tờ khai
khi đã lên đủ những phần cần thiết của tờ khai, và kiểm tra lại cho chắc chắn, bạn có thể truyền thử tờ khai. Khi thông tin đầy đủ và hợp lệ, tờ khai sẽ được cấp số.
Sau khi truyền thử, bạn cần kiểm tra lại 1 lần nữa những thông tin quan trọng như: Mã loại hình, mã chi cục hải quan, mã địa điểm lưu kho chờ thông quan…
Sau khi truyền chính thức, tờ khai sẽ được hệ thống tự động phân luồng:
Luồng Xanh: hệ thống đã thông quan, cần nộp thuế và đến hải quan giám sát làm nốt thủ tục là xong.
Luồng Vàng: hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ giấy
Luồng Đỏ: hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy, sau đó kiểm tra thực tế hàng hóa
Giờ bạn in tờ khai ra chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 6: Lấy lệnh giao hàng (Delivery Order, thường được viết tắt là D/O)
Lệnh giao hàng là chứng từ mà công ty vận chuyển (hãng tàu, forwarder) phát hành ra để chỉ thị cho đơn vị lưu giữ hàng (cảng, kho) giao hàng cho chủ hàng
Lệnh giao hàng là chứng từ quan trọng để làm thủ tục tại cảng khi kiểm hóa, lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành, và khi lấy hàng.
Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Tùy theo luồng tờ khai mà chứng từ cần chuẩn bị khác nhau.
Tờ khai luồng Xanh:
hồ sơ chỉ cần tờ khai in từ trên phần mềm và tờ mã vạch in từ website của Tổng cục hải quan, đem đến bộ phận hải quan giám sát làm nốt thủ tục.
Tờ khai luồng Vàng:
Hồ sơ hải quan cho hàng nhập khẩu gồm:
Giấy giới thiệu của công ty
– Tờ khai hải quan
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Vận đơn (Bill of Lading)
– Hóa đơn cước vận chuyển quốc tế (với điều kiện ExWork, hoặc FOB), hóa đơn phụ phí — CIC, vệ sinh, phí chứng từ
– Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
– Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu hàng phải kiểm tra)
– Chứng từ khác (nếu có, tùy theo loại hàng): Chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality – CQ), Chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis – CA), Chứng nhận sức khỏe (Health Certificate)…
Tờ khai luồng Đỏ:
chuẩn bị chứng từ cho 2 khâu nghiệp vụ:
- Hải quan kiểm tra chứng từ: bạn chuẩn bị như với luồng Vàng
Hải quan kiểm tra hàng (kiểm hóa): cần thêm chứng từ để làm thủ tục kiểm hóa tại cảng, hoặc kho. Bạn chuẩn bị thêm: giấy giới thiệu, Lệnh giao hàng (còn hạn) đã lấy ở bước trên.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ, bạn đem xuống chi cục hải quan để làm thủ tục nhé.
Bước 8: Làm thủ tục tại chi cục hải quan
Ở bước này, cũng lại theo tờ khai luồng gì mà làm công việc tương ứng.
Tờ khai luồng Xanh:
Bạn chỉ cần nộp thuế nhập khẩu & VAT, in tờ khai đem đến hải quan giám sát làm nốt thủ tục là xong.
Tuy vậy, theo kinh nghiệm của tôi, vẫn có trường hợp hải quan thấy nghi vấn, và hỏi thêm chi tiết về lô hàng. Vì thế để cho chắc chắn, bạn cứ đem theo bản photo của những chứng từ khác như Invoice, Packing List, B/L…, phòng khi hải quan hỏi thì có sẵn chứng từ giải thích luôn.
Tờ khai luồng Vàng:
Cán bộ hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ giấy. Có một số tình huống hay xảy ra:
Hồ sơ chuẩn chỉnh, không có gì cần hỏi thêm. Hải quan xem chứng từ và thông quan luôn. Quá tuyệt!
Hải quan xem hồ sơ, thấy có những điểm chưa rõ, chưa hợp lý, và chất vấn. Bạn phải giải thích, và xuất trình thêm chứng từ bổ sung nếu cần. Nếu thỏa đáng, họ sẽ thông quan, vậy là xong.
Khi có vướng mắc, bạn giải thích nhưng không hợp lý, hải quan yêu cầu bạn phải chỉnh sửa tờ khai cho phù hợp. Khi đó, bạn cần truyền sửa tờ khai trên phần mềm. Tốt nhất, nên có ai ở văn phòng truyền sửa cho nhanh, trong khi bạn vẫn ở chi cục để theo sát tiến độ. Nếu hải quan thấy tờ khai sửa đã hợp lý, họ thông quan cho bạn.
Nếu chưa hợp lý, hoặc phát hiện thấy những nội dung khác nữa, thì các bước lại lặp lại như trên, đến khi hoàn tất.
Trường hợp tài liệu và giải thích của bạn không đủ thuyết phục, hoặc nhận thấy có cơ sở để nghi ngờ có gian lận trong khai báo, cán bộ hải quan tiếp nhận có thể sẽ báo cáo và đề xuất với lãnh đạo chuyển sang kiểm tra hàng hóa trực tiếp (kiểm hóa giống luồng Đỏ, chi tiết trong phần dưới).
Tờ khai luồng Đỏ:
Vào luồng này là không may rồi, chủ hàng sẽ mất công sức và tốn chí phí hơn. Đành làm cho biết vậy!
Trước hết, hải quan sẽ check hồ sơ giấy, giống như với luồng Vàng nêu trên. Nếu cần hỏi, chỉnh sửa tờ khai thì bạn cũng phải làm cho xong.
Sau đó, khi hồ sơ và tờ khai đã hợp lệ, hải quan tiếp nhận sẽ chuyển sang bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa (thường gọi tắt là “kiểm hóa”).
Trong quá trình kiểm tra tại hiện trường, trực tiếp hoặc qua máy soi, nếu hải quan phát hiện thấy sai sót trong khai báo, chẳng hạn: thừa thiếu hoặc không đúng loại hàng… thì tùy theo mức độ mà bị xử lý. Nếu không có vấn đề gì thì quay lại chi cục giải quyết thông quan cho lô hàng.
-
DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ CƯỚC VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ
Công ty chúng tôi- A.N.T Shipping tự hào là công ty dịch vụ đã làm quen với việc hỗ trợ doanh nghiệp làm công bố, tụ công bố, giấy phép kiểm dịch động vật, giấy phép kiểm dịch thực vật, kiểm tra chấ lượng …
với chi phí tốt nhất, dịch vụ tốt nhất tới quý khách hàng, nên bạn là doanh nghiệp lần đầu tiên nhập khẩu thì hay gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí. xin cảm ơn !!
Mọi thắc mắc, bạn hãy liên hệ mình để được tư vấn nhé ^^
Thảo Aymi: 0358976655
hoặc qua Email: aymithao@gmail.com hoặc sales6@antshipping.com.vn
Facebook cá nhân: Aymi Nguyễn
Fanpage: Thủ tục hải quan.online
Group: Kiến thức thủ tục hải quan xuất nhập khẩu
Các bài viết liên quan:
Comments (No Responses )
No comments yet.